Tác phẩm Sơn Tùng (nhà văn)

Văn xuôi

Sáng tác văn xuôi đã xuất bản của Sơn Tùng hầu hết là các tập truyện ngắn hay tiểu thuyết khá dày dặn, một số cuốn trong đó được tái bản nhiều lần. Đáng chú ý là các cuốn:

  • Bên khung cửa sổ (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Lao động, 1974)
  • Nhớ nguồn (Nhà xuất bản Phụ Nữ, 1975)
  • Kỷ niệm tháng Năm (1976)
  • Con người và con đường (lời tựa của Đặng Thai Mai, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1976)
  • Nguyễn Hữu Tiến (truyện, Nhà xuất bản Thanh Niên, 1981)
  • Búp sen xanh (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1981. Sau tái bản nhiều lần, trong đó có bộ Búp sen xanh 2 tập khổ nhỏ, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1996)
  • Vườn nắng (Nhà xuất bản Thanh Niên, 1997)
  • Trái tim quả đất (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2000)
  • Trần Phú (truyện, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2000)
  • Bông sen vàng (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn Nghệ, tp.Hồ Chí Minh, 2000)
  • Bác về (Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2000)
  • Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2005)
  • Bác Hồ cầu hiền tài (Thông Tấn, 2006)
  • Mẹ về (Nhà xuất bản Phụ Nữ, in lần 3 năm 2006)
  • Lõm (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2006)
  • Hoa râm bụt (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2005; Nhà xuất bản Thanh Niên, 2007)
  • Bác ở nơi đây (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2008)
  • Cuộc gặp gỡ định mệnh (tài liệu phục vụ cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008)
  • Đào Tấn và gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc (Văn Hiến, số 5, 2011)
  • Từ làng Sen (đồng tác giả với họa sĩ Lê Lam, người đã vẽ 25 bức tranh về Hồ Chí Minh trong sách, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2009).

Kịch bản điện ảnh

Cuối năm 1987 Sơn Tùng hoàn thành kịch bản phim mang tên Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng và chuyển cho Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng khi đó đã ủng hộ và thuyết phục Thành uỷ cấp kinh phí làm phim. Nhan đề bộ phim được lấy là Hẹn gặp lại Sài Gòn. Phim được thực hiện năm 1990 với đạo diễn Long Vân, quay phim Nguyễn Quang Tuấn. Thư ký của chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Kỳ, được mời làm cố vấn chính trị. Diễn viên Tiến Hợi vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh[10]. Do thiếu kinh phí, phim chỉ in ra năm bản trong đó có một bản dành tặng Ấn Độ nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, và bốn bản chiếu trong nước. Phim được công chúng đón nhận nồng nhiệt vì lần đầu tiên, hình tượng Bác Hồ thời trẻ đã được tái tạo trên màn bạc trong một tác phẩm hoành tráng sinh động[10].

Thơ

Sơn Tùng sáng tác tầm 100 bài thơ, trong đó có nhiều bài thơ hay. Thơ ông mang âm hưởng da diết lãng mạn, thơ và đời gắn kết với nhau[11]. Đáng chú ý là bài Gửi em chiếc nón bài thơ (1955) và Cửa sổ xanh (1971). Bài Gửi em chiếc nón bài thơ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc[12][13], hiện thực hóa giấc mơ thống nhất đất nước của nhà văn sau 20 năm[11].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sơn Tùng (nhà văn) http://vidamdodua.com/index.php?Module=Content&Act... http://thehehochiminh.wordpress.com/2010/01/03/ngh... http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Van-hoa/11905/nha-v2... http://nhavantphcm.com.vn/hoat-dong-hoi/tu-lieu-va... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://gdtd.vn/channel/2776/201304/Giac-mo-hai-muo... http://phapluattp.vn/20110824101128609p1021c1087/g... http://www.thethaovanhoa.vn/173N20110902054817006T... http://huongsacvietnam.thv.vn/news/Detail/?gID=15&... http://www.tienphong.vn/van-nghe/14365/Nha-van-Son...